1. Từng là sản phẩm miễn phí
Khi dược sĩ John S. Pemberton sáng chế ra Coca-Cola năm 1886, ông thể hiện rõ mình là người đàn ông của các ý tưởng thay vì chuyên gia tiếp thị. Việc kinh doanh loại nước giải khát không hề khởi sắc cho đến khi Asa Griggs Candler tiếp quản nó sau cái chết của Pemberton năm 1888. Để quảng bá sản phẩm, Candler phát những phiếu đồ uống miễn phí cho mọi người. Sau khi dùng thử, các khách hàng nhanh chóng quay lại và chấp nhận bỏ 5 xu cho mỗi ly nước. 2. Chai nước nổi tiếng ban đầu có hình hạt cacao
Ban đầu chai nước này có hình hạt cacao. Ảnh: iStock.
Mặc dù không phải bàn cãi về tài kinh doanh của Candler, ông cũng mắc những sai lầm đáng kể.
Ban đầu, Coca-Cola được phân phối chủ yếu ở các hiệu thuốc. Sau đó, những nhà sản xuất chai thủy tinh xuất hiện và hỏi Candler xem ông có muốn đưa sản phẩm của mình vào các loại chai của họ hay không. Ông đồng ý chi 1 USD cho công tác đóng chai.
Chính điều đó đã đẩy Coca-Cola vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi các đối thủ cũng thi nhau sử dụng chai thủy tinh và khiến khách hàng khó lòng phân biệt thật giả.
Nhận thức được sai lầm, Candler yêu cầu các đối tác sản xuất chai đưa ra một thiết kế độc đáo cho thương hiệu này. Một nhà máy ở Indiana đã sản xuất loại chai có dạng giống như hạt cacao năm 1916 do không biết rằng Coca-Cola không chứa thành phần này nữa. Tuy nhiên, thiết kế này vẫn được chấp nhận và trở nên vô cùng nổi tiếng. 3. Lon Coca-Cola được sáng chế cho quân đội
Coca-Cola được sáng chế cho quân đội. Ảnh: Oleg Sklyanchuk.
Thứ duy nhất có thể cạnh tranh với sự nổi tiếng của những chai Coca-Cola thủy tinh là sản phẩm đóng lon. Công ty đã đưa ra ý tưởng về mô hình này với tham vọng vận chuyển sản phẩm đến các lực lượng vũ trang đóng quân ở nước ngoài.
Tuy nhiên, do nguyên liệu cần thiết bị thiếu hụt trong Chiến tranh thế giới 2, Coca-Cola không thể triển khai ý tưởng của mình. Phải đến năm 1960, những lon đầu tiên mới đến tay người dùng là những khách hàng thông thường.
4. Coca-Cola không màu từng được sản xuất
Từng có Coca-Cola không màu. Ảnh: RussiaInsider.
Hãng nhanh chóng mở rộng thị phần đến thị trường quốc tế trong Thế chiến 2. Các nhà máy đóng chai nhanh chóng được dựng lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài, trong đó có những nhân vật đặc biệt như Georgy Zhukov – danh tướng của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Để tránh nảy sinh các vấn đề nhạy cảm, Zhukov yêu cầu hãng sản xuất cho mình loại nước ngọt không màu đóng trong loại chai thông thường giống như rượu Vodka. Điều này đã được đáp ứng nhanh chóng cho dù phải đến năm 1985, những người tiêu dùng Nga mới có cơ hội tận hưởng phiên bản truyền thống.
5. Tham vọng thay thế cà phê
Coca-Cola từng ôm tham vọng thay thế cà phê. Ảnh: 50dollarsdaily4life.
Khi Coca-Cola nhận ra có tới 12% sử dụng sản phẩm của mình vào buổi sáng thay vì cà phê, công ty đã quyết định tung ra một chiến dịch quảng bá mang tên “Coke in the morning” (tạm dịch: Uống Coca-Cola vào buổi sáng) năm 1988 nhằm lôi kéo người dùng thay đổi thói quen của họ.
Ý tưởng chủ yếu ở đây là sẽ dễ dàng hơn cho khách hàng với một lon Coca lạnh, thay vì pha chế một cốc cà phê nóng. 6. Lon Coca-Cola từng được đóng với loại nước khó uống
Năm 1990, công ty tung ra một chiến dịch quảng bá đầy tốn kém với tên gọi “MagiCans” (Lon nước ma thuật).
Khi khách hàng mua phải lon trúng thưởng, nó sẽ bật ra một đồng tiền với mệnh giá từ 1 đến 500 USD. Để khách hàng không phân biệt được lon trúng thưởng nhờ sự chênh lệch trọng lượng, Coca-Cola đã đổ vào lon loại nước “khó uống” với thành phần là nước, clo và nhôm sulfat.
Mục đích của hãng là để người dùng không uống lon nước trúng thưởng này, song một số khách hàng vẫn bất chấp và dọa sẽ kiện Coca-Cola sau đó. 7. Pepsi từng giúp Coca-Cola
Ảnh: CNBC
Năm 2006, hai nhân viên của Coca-Cola từng chào bán cho Pepsi bí mật thương mại của hãng về loại nước ngọt đang được phát triển. Tuy nhiên, trong khi đang trao những tài liệu mật và cả mẫu nước cho người nhận là lãnh đạo của Pepsi (thực ra là đặc vụ FBI), bộ đôi đã bị bắt giữ và chịu mức án lần lượt là 5 và 8 năm tù.
Chính Pepsi đã cảnh báo cho Coca-Cola và Cục điều tra liên bang Mỹ về vụ việc này. Trả lời phỏng vấn vớiCNN, người phát ngôn của Pepsi cho hay sự cạnh tranh phải “công bằng và hợp pháp”.
8. Đưa Max Headroom trở thành ngôi sao
Ảnh: BestLittleHoardhouse
Max Headroom là nhân vật được tạo ra như một ngôi sao truyền hình ảo ở Anh do công ty thu âm Chrysalis thực hiện năm 1985.
Cảm nhận được sức hấp dẫn của Headroom với giới trẻ, Coca-Cola đã đưa anh này vào chuỗi chiến dịch quảng cáo của mình trong cùng năm đó. Theo báo cáo, hãng đã giúp Headroom trở nên quen thuộc với 76% thanh thiếu niên lúc bấy giờ.
9. Công thức bí mật có thể đã bị “bật mí”
Ảnh: Flickr
Rất nhiều câu chuyện được lưu truyền về việc Coca-Cola lưu giữ và bảo vệ công thức loại đồ uống nổi tiếng của mình. Mệnh danh là “7X”, công thức này được đặt trong một căn hầm tối an toàn mà chỉ có những lãnh đạo cao nhất của công ty có thể tiếp cận.
Tuy nhiên, năm 2011, một trong chương trình của mình, đài phát thanh có tên NPR tuyên bố họ đã có trong tay công thức này nhờ tài liệu thu được từ nhà sử học Charles Salter, vốn thuộc về cha đẻ của Coca-Cola -John Pemberton.
Theo đó, công thức pha chế bao gồm chiết xuất coca, dầu chanh, tinh dầu quế, tinh dầu nhục đậu khấu và caramen. Trả lời phỏng vấn, đại diện của Coca Cola cho hay bản công thức đó, cho dù là thật, cũng chỉ là công thức cũ của loại nước giải khát này mà thôi.
10. Uống Coca-Cola ở McDonald’s là ngon nhất
Ảnh: iStock
Hai gã khổng lồ này đã ký với nhau hợp đồng hợp tác chiến lược từ năm 1955 với những điều khoản đảm bảo sự khăng khít và cùng phát triển.
TheoNew York Times, Coca-Cola vận chuyển nước giải khát của mình đến McDonald’s trong những thùng chứa bằng thép không gỉ, thay vì thùng nhựa như với các nhà cung cấp khác. Chính điều này đã khiến cho hương vị của loại đồ uống này được cho là ngon nhất khi thưởng thức ở các cửa hàng của McDonald’s.