Ring ring
Niemvuigiaitri
Niemvuigiaitri.Xtgem.Com

Nơi Hội Tụ Mọt Sách
HomeTìm KiếmPh.Chat
>>>Phím tắt(ấn vào đây nếu thấy Xtscript error: timeout)
Đôi mắt ấy - Nguyễn Vĩnh Căn
↓↓ > > Đôi mắt ấy - Nguyễn Vĩnh Căn
MT932-HJ (Sáng Lập Viên)

Trong khi Cô và Trò đang thổn thức với những tâm sự đời dâu bể thì bỗng, một bóng dáng to cao, khệng khạng bước vào. Cả lớp bở ngỡ, chẳng ai nhận ra hắn. Cái đầu to húi tóc đinh nhẵn thín và làn da rám nắng càng làm cho hắn thêm bặm trợn. Nhưng rồi nhờ chiếc áo cộc ngắn tay màu sọc xanh và chiếc cà vạt màu xanh nhạt làm cho con người hắn trông khá phong nhã. Và dáng đi trong đôi giày Ba ta sọc xanh đỏ, thanh thoát làm cho con người hắn trẻ trung và hoạt bát hơn. Hắn cầm một bó hoa, hai tay giơ cao và tiến về phía tôi. Với khuôn măït rạng rỡ và đôi mắt sáng rực đầy tự tin kêu lên:

- Cô Mai, cô không nhớ em nữa sao ? Rồi hắn ôm chầm lấy tôi một cách thân thương. Tôi như nhỏ bé trong đôi cánh tay chắc rắn của hắn. Những râu ria lởm chởm của hắn ghì vào má tôi nhột nhạt. Bất chợt tôi rùng mình, và hình như vừa nhận ra một điều gì vừa thân quen vừa đáng sợ. Thôi rồi, đôi mắt ấy, không thể lầm vào đâu được nữa. Cũng vừa lúc ấy hắn thốt lên:

- Hoà đen, Hoà đen đây mà cô.

Tôi bỗng tuôn tràn nước mắt xúc động: Trời ơi, bây giờ hắn nên thân nên người thế này rồi ư ?

Cả lớp nhao lên:

- Hoà đen, Hoà đen khẳng khiu năm xưa đây mà.

Trong tôi, bỗng tuôn chảy về đây một dòng hồi tưởng, như một khúc phim đời lướt nhanh trong tâm tưởng.

Ngày đó - sau giải phóng - tôi đuợc phân bổ về dạy Trường điểm cấp I ở trung tâm thành phố, nơi con em của giới thượng lưu và viên chức cán bộ trung cao gửi vào. Mặc dầu là kinh tế thời hậu chiến khó khăn, nhưng khu vực đó vẫn còn khá ổn định để chăm lo cho các con em ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, tươm tất, trông rất dễ thương.

Những ngày tháng trôi đi trong yên vui và êm ả như từng chiếc lá vàng rơi nhẹ dưới bầu trời Thu sóng biếc mặt hồ. Thế rồi một hôm, thằng bé đen nhẻm, khẳng khiu, được đua vào lớp 5B – Lớp mà tôi đang phụ trách. Nó thuộc tầng lớp dân nghèo lao động. Quần áo ăn mặc xốc xếch, đầu tóc bù rối. Nhưng là diện chính sách, con thương binh liệt sĩ mới được chiếu cố đưa vào học ở trường này. Các bạn bè xem nó như “thằng hủi” và đều xa lánh nó. Nó cũng tự biết thân phận nghèo hèn và tự tìm cho mình một chốn nương thân cuối lớp để khỏi ai quan tâm. Tính nó trầm lặng ít nói, nhưng khi nói thì cộc cằn và đốp chát rất ngỗ nghịch.

Buổi đầu, tôi vốn chẳng mấy thiện cảm, thì càng về sau, nó càng làm tôi thất vọng và chán nản hơn. Đi học thì trễ nãi. Bài vở không mấy khi thuộc và kể cả những bài tập về nhà cũng lười biếng làm. Thật khó để chắt chiu chút tình cảm dành cho nó. Dần dà nó bị cả lớp – và tôi – quên lãng.

Đến một hôm rất đỗi tình cờ, tôi ra đề luận: Em hãy tả người thầy hoặc cô mà em đã từng học. Đa phần các em đều tả về tôi với lời lẽ xưng tụng: Xinh đẹp, hiền hoà, nhiệt tình và năng động trong công việc dạy dỗ. Thật tình mà nói, tôi khá cảm kích những lời văn xưng tụng đầy mộc mạc đó – tâm lý con người ai chẳng thích được khen nịnh. Thế nhưng, khi cầm đến bài luận văn của hắn, tôi chợt sững sờ với phần kết luận hết sức bẽ bàng:

“Trông cô giáo em đâu đến nỗi nào. Thế mà lại vô cảm và định kiến với lũ học trò nghèo nàn như tôi. Trái lại, cô tỏ ra niềm nở và thân thiện với những đứa con nhà giàu ; Phải chăng, nơi chúng nó luôn có lời chúc tụng và quà cáp biếu xén cô ?”

Đọc đến phần cuối, tim tôi như thắt lại đến ngộp thở. Nó đã xúc phạm đến cái phần sâu thẳm trong tôi. Giận quá, tôi gọi nó lên và quất cho nó mấy thước kẻ. Nó không né tránh và chấp nhận đòn thù.

Trước lúc bước ra khỏi lớp, nó quắc mắt, nhìn tôi như muốn trút bao điều căm giận lên tôi. Và mãi mãi nó chẳng bao giờ đến lớp nữa. Mặc dầu sau đó, tôi cố tìm để đưa nó trở lại học, nhưng nó vẫn cố lẫn tránh.

Suốt những năm tháng sau đó, tôi luôn bị lương tâm dày vò và cắn rứt ghê gớm. Tôi tự nghĩ: Mình hèn quá, đánh một đứa bé cô thế và vô tội như thế, liệu có xứng là một nhà sư phạm chăng? Phải chi tôi nén giận để suy nghĩ về những lời viết của nó về tôi. Đúng quá rồi còn gì nữa. Quả là tôi có cưng chiều con nhà giàu, con cán bộ và kể cả quà cáp... Dường như trong tâm tưởng, tôi đã ruồng rẫy và bỏ rơi nó. Một lần lầm lẫn của nhà giáo đã đưa đẩy số phận của nó vào con đường thất học. Và rồi đôi mắt ấy, cứ ám ảnh tôi mãi.

Thi thoảng, tôi lại đưa bài luận đó ra xem như một tấm gương soi lại chính mình.

Và hôm nay, đôi mắt ấy…

- Cô khóc đấy à!

Nó làm tôi chợt bừng tỉnh lại với thực tại. Tôi nói trong cảm xúc:

- Thấy em được thành đạt như hôm nay, tôi mừng lắm; nếu không, suốt cả đời tôi sẽ ân hận mãi về cách hành xử bài luận văn ấy năm xưa.

Hắn cười đôn đã:

-Lẽ ra em phải cám ơn cô về cái bài luận văn ấy chứ !

- Rồi Hoà đã kể lại bao nỗi truân chuyên sau cái biến cố bước ngoặc của đời Hoà cho cả lớp nghe.

Từ một đứa trẻ đi nhặt ve chai và mua nhuôm nhựa, bị một trận đòn thừa sống thiếu chết chỉ vì mua lầm đồ ăn trộm, đến làm ông chủ bãi mua phế liệu. Và ngày nay, là Giám đốc một C&
« Trước12
Chia sẻ lên: share facebookshare googleshare twitter
Nếu phát hiện truyện có sự cố như thiếu,sai sót,..các bạn vui lòng báo cho Admin Qua facebook để mình chỉnh sửa sớm nhất nhé.
http://fb.com/laukho.nuocmat.501
↑↑ | Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục với bài viết Đôi mắt ấy - Nguyễn Vĩnh Căn
TOP BÀI VIẾT
>>7 ngày làm gia sư - fmnghuy (full)
>>Hoàng tử lạnh lùng và cô nhóc lanh chanh
Xem thêm tác phẩm hot...
Trang Chủ | Reload | Liên hệ